Nắm Rõ 7 Loại Đèn Xe Ô Tô Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Nắm Rõ 7 Loại Đèn Xe Ô Tô Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Khi nào sử dụng đèn gầm ô tô? khi nào được bật đèn pha ô tô? Các loại đèn trên xe ô tô là gì? - Đây là những câu hỏi mà nhiều người khi mới học lái xe thắc mắc và cần được giải đáp, để biết được cách sử dụng của mỗi chiếc đèn, cần phải hiểu công dụng chính của từng chiếc đèn đó. Sau đây là 7 loại đèn xe ô tô và chức năng của chúng mà LÊ NGUYỄN AUTO muốn giới thiệu đến bạn đọc.

 

1. Đèn pha và đèn cos

Đèn cos là đèn chiếu gần có góc chiếu thấp, giúp người lái quan sát tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi xe đi với tốc độ thấp, trong khu đô thị và khu dân cư.

Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu cao hơn, giúp người lái quan sát được các chướng ngại vật từ xa. Các lái xe thường sử dụng loại đèn này khi đi trên đường cao tốc vào ban đêm.

 

Đèn pha và đèn cos

 

2. Đèn hậu

Đèn hậu xe hơi là bộ phận không thể thiếu khi tham gia giao thông. Hỗ trợ người lái xe quan sát khi thiếu sáng phía sau, hay khi lùi xe trong đêm. Nằm cạnh đèn hậu và một số đèn khác có những chức năng khác nhau.

Vị trí đèn hậu xe hơi thường đặt hai bên rìa của đuôi xe, với 2 màu đỏ, cam và trắng lắp đối xứng nhau. Tùy theo đèn bên cạnh đèn hậu là gì, nhà sản xuất sẽ có những thiết kế khác nhau để tránh gây nhầm lẫn. Khi đèn hậu gắn cùng đèn sương mù, nhà sản xuất sẽ thiết kế màu đỏ, còn gắn với đèn lùi sẽ có màu trắng. Đèn được sản xuất với chất liệu nhựa cao cấp, độ bền cao và chống va đập khi có sự cố.

Chức năng chính của đèn hậu là giúp xe đi đằng sau nhận biết vị trí của xe phía trước dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù hay mưa. Do vị trí đèn nằm đối xứng 2 bên đuôi xe nên xe đằng sau có thể ước tính được kích thước của xe trước. Ngoài ra đèn hậu còn giúp các xe xung quanh căn được khoảng cách an toàn khi đi gần hay vượt trên đường.Đèn hậu được nối chung công tắc điều khiển với đèn pha, vì vậy khi bạn bật đèn pha phía trước thì đèn hậu phía sau cũng được bật.

 

Đèn hậu

 

3. Đèn sương mù

Đèn sương mù được đặt ở vị trí thấp, ở phía dưới cản trước của xe hoặc phía sau xe, có chức năng chiếu sáng vào những lúc thời tiết xấu như mưa, sương mù,…

Hệ thống đèn sương mù hoạt động độc lập với đèn pha, có thể sử dụng khi đèn pha không phát huy tác dụng trong thời tiết xấu.

 

Đèn sương mù

 

4. Đèn xi nhan

Đèn xi nhan thuộc nhóm đèn tín hiệu của xe ô tô. Được lắp đối xứng 2 bên mũi xe và đuôi xe thuận lợi cho những người tham gia giao thông khác có thể thấy.

Đèn xi nhan được sử dụng khi người lái xe muốn rẽ trái hoặc phải hay chuyển làn, mỗi lần sẽ chỉ có một bên đèn sáng và nhấp nháy.

Cách sử dụng đèn xi nhan đúng đó là bật đèn trước vị trí muốn rẽ 20 -25m để báo hiệu cho các xe xung quanh trước. Sau khi rẽ xong từ 5 đến 10m mới tắt đèn xi nhan.

 

Đèn xi nhan

 

5. Đèn phanh

Đèn phanh ô tô có chức năng báo hiệu cho các xe đằng sau biết xe đi trước đang giảm tốc độ hoặc dừng lại. Từ đó xe sau có thể chủ động điều chỉnh vận tốc phù hợp với tình huống tránh va chạm. 

Đàn phanh thường có màu đỏ sáng hơn so với đèn hậu khi hoạt động, nằm cùng hoặc cạnh đèn hậu 2 bên mép lưng xe. Khi tài xế nhấn chân phanh, đèn sẽ phát sáng.

Một số loại xe cao cấp đèn hậu có thể tích hợp với đèn phanh luôn. Khi xe tăng tốc hay chạy đều đèn hậu sẽ sáng nhẹ, khi nhấn phanh đèn hậu sẽ sáng đậm hơn nhiều. 

 

Đèn phanh

 

6. Đèn khẩn cấp

Đèn khẩn cấp là một chức năng đặc biệt của đèn xi nhan. Khi bấm nút khẩn cấp, cả 2 bên trái phải, trước sau đèn xi nhan cùng nhấp nháy liên tục thay vì 1 bên như bình thường.

Đèn khẩn cấp được sử dụng khi gặp một số sự cố nhất định, các bác tài cần phải nắm rõ những trường hợp được sử dụng đèn khẩn cấp tránh bị phạt tiền oan.

- Khi gặp sự cố bất ngờ trên đường: để các xe khác né tránh hoặc giúp đỡ;

- Khi đi qua khu vực đông đúc: khu vực giao thông hỗn tạp, xe có nhiều điểm mù nên cần bật đèn để người xung quanh tránh;

- Khi di chuyển trong điều kiện xấu: trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế nên bật đèn khẩn cấp để báo hiệu cho người xung quanh đang có xe tới.

 

7. Hệ thống đèn trong cabin

Hệ thống đèn trong cabin bao gồm: đèn trên nóc cabin, đèn bảng điều khiển, đèn ABS, đèn báo hiệu áp suất dầu, đèn báo lỗi động cơ,... Theo đó, mỗi loại đều có một chức năng riêng.

 

Hệ thống đèn trong cabin

 

TRUNG TÂM CHĂM SÓC - PHỤ KIỆN Ô TÔ LÊ NGUYỄN AUTO

Địa chỉ: Số 333 Lương Định Của, Phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 094 795 79 88

Mail: lenguyen.ak168@gmail.com

Facebook: Lê Nguyễn Auto - Trung Tâm Chăm Sóc Và Phụ Kiện Ô Tô | Facebook

Website: https://lenguyenauto.com.vn/ 

Lê Nguyễn Auto chân thành cảm ơn và hân hạnh được phục vụ Quý Khách Hàng